26-02-2025

Cập nhật các vùng công nghiệp tại Việt Nam năm 2025

Tình hình các khu công nghiệp tại Việt Nam không ngừng biến động. Cụ thể hơn, kết thúc năm 2024 vừa qua đến năm 2025 hiện tại, số lượng khu công nghiệp khắp cả nước và quy mô của từng cơ sở ngày một mở rộng, thay đổi liên tục và nhất là thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau, ở cả trong nước lẫn ngoài nước. Hãy cùng KTG Industrial tìm hiểu thông tin chi tiết hơn tại đây!

Vùng công nghiệp là gì?

Trích dẫn từ Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, vùng công nghiệp (KCN) là khu vực có ranh giới địa lý xác định rõ ràng, được sử dụng cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để phục vụ quá trình sản xuất hàng hóa thuộc ngành công nghiệp.

Vùng công nghiệp gồm khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao và khu công nghiệp mở rộng.

Danh sách 6 vùng công nghiệp tại Việt Nam

Việt Nam có 6 vùng công nghiệp trọng điểm. Đặc điểm nổi bật của từng vùng được liệt kê chi tiết bên dưới:

Vùng trung du và miền núi phía Bắc

Một trong các vùng công nghiệp quan trọng nhất ở phía Bắc là vùng trung du và miền núi phía Bắc (hay vùng 1). Tại đây sở hữu diện tích đến 15 – 17 nghìn héc-ta với hơn 58 KCN, tập trung 14 tỉnh, thành phố. Bao gồm Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái.

Hướng phát triển của khu vực này là tăng trưởng bền vững với cơ sở hạ tầng xây dựng vững chắc, đáp ứng các tiêu chí chất lượng cần thiết. Thêm vào đó, tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng 1 những ngành nghề chủ đạo ở vùng trung du và miền núi phía Bắc là khai thác – chế biến khoáng sản, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp,…

Theo Nghị quyết số 11-NQ/TW về “Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Chính phủ mong muốn khu vực này phát triển xanh – bền vững cũng như phát huy các bản sắc văn hóa vốn có. Kết hợp với đó, nghị quyết chỉ ra tầm quan trọng của chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông trong việc tăng trưởng hành lang kinh tế, nhân lực chất lượng cao,…

Vùng trung du và miền núi phía Bắc

Vùng trung du và miền núi phía Bắc đang dần thay đổi theo hướng phát triển xanh và bền vững

Đồng bằng sông Hồng

Hoàn toàn không kém cạnh so với vùng 1, vùng 2 – vùng công nghiệp đồng bằng sông Hồng (gồm 14 tỉnh, thành phố Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc) có mức tăng trưởng ấn tượng – 7,94% mỗi năm (giai đoạn 2005 – 2020) [3].

Hơn vậy, khu vực ấy còn có quy mô kinh tế tăng 29,4% GDP cả nước và GRDP bình quân đầu người đạt 103,6 triệu đồng hàng năm [3]. Điều này có được nhờ vị trí tọa lạc thuận lợi – di chuyển đến miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều dễ dàng và diện tích hoạt động của 142 KCN đến 52,21 nghìn héc-ta với hạ tầng cao cấp.

Khác với vùng 1, vùng 2 tập trung phát triển kinh tế theo hướng trong sạch và vững mạnh dựa trên các tiềm năng sẵn có về vị trí địa lý, nguyên vật liệu,… Do đó, phần lớn KCN tại đây thuộc ngành công nghiệp chế biến thủy sản.

Ngày 23/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương công khai Nghị quyết số 30-NQ/TW đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 giúp khu vực này phát triển kinh tế – xã hội vững mạnh nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho khía cạnh quốc phòng, an ninh.

Song song đó, Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX và Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI tạo điều kiện cho khu vực ấy phát triển vượt bậc, trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo nhân lực chất lượng cao nhất cả nước. Thêm nữa, vùng 2 có thể giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và ngập úng.

Đồng bằng sông Hồng

Vùng sông Hồng giữ vị trí giao thương kinh tế – văn hóa quan trọng

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Tương tự vùng 1 và vùng 2 tại Việt Nam, vùng công nghiệp Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có diện tích 47,93 nghìn héc-ta, 111 KCN tập hợp từ 14 tỉnh, thành phố ven biển. Bao gồm Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

Theo định hướng phát triển từ Chính phủ, đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng đạt 46 – 47%. Trong đó, hai ngành trọng điểm có tỷ trọng ấn tượng, lần lượt là ngành hóa chất chiếm 19 – 20%, ngành chế biến nông – lâm – thủy sản đạt mức 30 – 40% [2]. Hơn thế, Chính phủ còn nhận thấy tiềm năng, lợi thế của vùng (nhất là kinh tế biển) nên Nghị quyết số 39 ngày càng được hoàn thiện sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất để khu vực phát triển vượt trội.

Ngoài ra, Bộ Chính trị nhấn mạnh tầm quan trọng khi phát triển hài hoà giữa các vùng, miền. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là nâng cao trình độ của người dân, từ đó tăng thu nhập để bắt kịp các vùng khác.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Vùng công nghiệp Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng

Vùng Tây Nguyên

Kết hợp 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum tạo ra vùng công nghệ Tây Nguyên với chỉ số tăng trưởng GRDP đạt 7,21%. Tính đến hiện tại, diện tích vùng công nghiệp là 3,73 nghìn héc-ta với số lượng 17 KCN.

Vai trò quan trọng nhất của khu vực này là “cổng kết nối” kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong nước lẫn ngoài nước. Hiện tại, vùng công nghệ Tây Nguyên hướng đến các ngành năng lượng tái tạo, chế biến nông sản, khai thác – chế biến khoáng sản (đặc biệt là boxit), phát triển du lịch,…

Trong đó, theo thống kê đến năm 2023 (sau 1 năm triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TW), quy mô kinh tế khu vực Tây Nguyên đạt 416,5 nghìn tỷ đồng, bằng 4,01% GDP cả nước. Ngoài ra, Tây Nguyên là khu vực nắm giữ vai trò chủ lực trong việc sản xuất và xuất khẩu nông sản với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,82 tỷ USD, chiếm 5,6% xuất khẩu nông sản cả nước (năm 2021). Nổi bật trong đó gồm cà-phê, hồ tiêu, cao su,…

Vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên là khu vực tập trung trồng và xuất khẩu nông lâm sản

Vùng Đông Nam Bộ

Một trong các vùng công nghiệp quan trọng ở phía Nam Việt Nam là vùng Đông Nam Bộ. Trên diện tích 59,01 nghìn héc-ta với 127 KCN, vùng 5 bao gồm 8 tỉnh, thành phố gồm Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh.

Với sự hỗ trợ đúng lúc từ Chính phủ, trong năm 2020, khu vực này nhanh chóng sở hữu sản lượng sản phẩm thuộc ngành công nghiệp tăng gấp 4,9 lần so với năm 2005 và 2,6 lần so với năm 2010. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng của Đông Nam Bộ khi đóng góp 32% GDP cho cả nước song song 44,7% tổng thu cho ngân sách nhà nước [3].

Đến tháng 10/2022, Nghị quyết số 24-NQ/TW về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ được ban hành với mục tiêu phát triển thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất đến năm 2030. Theo đó, các ngành nghề trọng điểm là nông nghiệp, logistics, khai thác và chế biến dầu khí,…

Tất cả các KCN ở Đông Nam Bộ đều hướng đến phát triển bền vững theo chủ trương Chính phủ

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Vùng công nghiệp cuối cùng của Việt Nam là khu vực đồng bằng sông Cửu Long với 13 tỉnh, thành phố Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Diện tích khu vực lên đến 27,74 héc-ta cho 103 KCN.

Phần lớn doanh nghiệp tại đây chủ yếu hoạt động trong ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Sau nhiều năm hoàn thiện và phát triển theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022, khu vực đạt GRDP 5,47% vào năm 2023.

Bên cạnh đó, tầm nhìn chiến lược của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sinh thái văn minh, tăng trưởng ổn định và bền vững. Hơn hết, khu vực này vẫn phải mang đậm bản sắc văn hóa vùng sông nước. Đến hết năm 2045, vùng công nghiệp này sẽ phát triển toàn diện về nhiều khía cạnh sinh thái, văn hóa, trình độ phát triển,…

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản

Định hướng phát triển các vùng công nghiệp ở Việt Nam

Theo báo cáo từ Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam chính thức có 431 KCN, khu chế xuất được thành lập, đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 132,3 nghìn héc-ta (số liệu tính đến hết tháng 7/2024). Điều này mở ra cơ hội mới cho Việt Nam khi có thể thu hút số lượng vốn đầu tư trong nước lẫn quốc tế cực lớn (chiếm khoảng 35 – 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước). Song song đó bổ sung nguồn nhân lực hết sức quan trọng cho việc đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của đất nước [4].

Tuy nhiên, để “giữ chân” nguồn vốn này một cách ổn định, tất nhiên Việt Nam phải không ngừng đổi mới về cách thức vận hành các KCN. Cụ thể, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động KCN từ truyền thống sang KCN sinh thái, hướng đến phát triển xanh. Nhờ có các tổ chức lớn như Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Tổng cục kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) hậu thuẫn, hình thức triển khai KCN này ngày càng thành công.

Theo đó, Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ (trước đây là Nghị định 82/2018/NĐ-CP) đề cập đầy đủ những thông tin cần biết để thực hiện KCN xanh thành công là:

  • Chính sách hỗ trợ và hợp tác phát triển KCN sinh thái.
  • Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái.
  • Định hướng quy hoạch và xây dựng mới các KCN sinh thái.
  • Điều kiện an sinh xã hội (như nhà ở, trường học, bệnh viện,…) để người lao động làm việc trong KCN [4].

Không chỉ vậy, còn có một số định hướng phát triển quan trọng khác của Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa là:

  • Tận dụng tiềm năng từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bằng cách chủ động ứng dụng công nghệ tân tiến để tiết kiệm nhân lực, thời gian khi sản xuất.
  • Cải thiện hiệu quả thu hút và hợp tác đầu tư từ nước ngoài theo Nghị quyết số 50-NQ/TW.
  • Đạt tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 50% đến hết năm 2025.
  • Hoàn thiện thể chế, chính sách đảm bảo KCN, khu kinh tế hoạt động ổn định.
  • Ưu tiên tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình hoạt động song song hướng tới công nghiệp hóa đất nước theo hài hòa giữa các vùng miền, ngành, nghề khắp cả nước.
  • Chọn lọc và đa dạng hóa các loại hình KCN.
  • Nâng cấp kết cấu hạ tầng và thúc đẩy sản xuất đảm bảo đồng bộ, hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trường ở mỗi cơ sở.

Trên đây là tình hình các khu công nghiệp tại Việt Nam đến hết năm 2025. Hy vọng qua đó chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp đã cập nhật đầy đủ thông tin mới nhất về từng vùng công nghiệp nổi bật tại Việt Nam, nhờ vậy có kế hoạch đầu tư vốn hợp lý.

Nguồn tham khảo:

[1] thuvienphapluat.vn. (2024). Khu công nghiệp là gì? Phân biệt khu công nghiệp và khu chế xuất? Retrieved January 21, 2025, from ThuVienPhapLuat.vn website: https://thuvienphapluat.vn/cong-dong-dan-luat/khu-cong-nghiep-la-gi-phan-biet-khu-cong-nghiep-va-khu-che-xuat-212135.aspx.

[2] thuvienphapluat.vn. (2020, October 17). Quyết định 73/2006/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Retrieved January 21, 2025, from THƯ VIỆN PHÁP LUẬT website: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-73-2006-QD-TTg-quy-hoach-tong-the-phat-trien-cong-nghiep-Viet-Nam-theo-vung-lanh-tho-den2010-2020-10964.aspx.

[3] xaydungchinhsach.chinhphu.vn. (2023, January 20). Lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành các Nghị quyết phát triển 6 Vùng chiến lược. Retrieved January 21, 2025, from xaydungchinhsach.chinhphu.vn website: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/lan-dau-tien-bo-chinh-tri-ban-hanh-cac-nghi-quyet-phat-trien-6-vung-chien-luoc-119221226130548505.htm.

[4] Phát triển khu công nghiệp và mô hình khu công nghiệp sinh thái gắn với tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn. (2024). Retrieved January 21, 2025, from Mpi.gov.vn website: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-8-23/Phat-trien-khu-cong-nghiep-va-mo-hinh-khu-cong-ngh0qfsuf.aspx.

SMR Solutions

Tác giả: SMR Solutions

other articles

All Articles icon





    captcha

    img

    Gửi thành công!

    img
    img