Số lượng khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam không ngừng tăng. Trong đó, hoàn toàn không kém cạnh so với miền Bắc hay miền Nam, các khu công nghiệp lớn ở miền Trung hiện thu hút đông đảo nguồn vốn trong nước lẫn quốc tế. Hãy để KTG Industrial cập nhật thông tin hữu ích về từng KCN trong bài viết sau.
Lợi thế của các khu công nghiệp ở miền Trung
Miền Trung Việt Nam có tổng cộng 14 tỉnh, thành phố. Trong đó, Quảng Nam và Đà Nẵng là hai khu vực có số lượng KCN nhiều nhất. Cụ thể, tỉnh Quảng Nam sở hữu 18 KCN với 10 KCN đang hoạt động, 4 KCN đang triển khai đầu tư. Còn thành phố Đà Nẵng có 6 KCN, nằm trên tổng diện tích đất gần 1.163 héc-ta.
Tuy tăng trưởng chậm hơn khu vực miền Bắc và miền Nam nhưng khu vực này hiện thu hút vốn đầu tư rất lớn nhờ vị trí tọa lạc đắc địa. Không chỉ có nhiều cảng biển lớn, tạo điều kiện tốt cho việc vận chuyển hàng hóa theo đường biển, miền Trung còn sở hữu nguồn nhân lực dồi dào.
Song song đó, nguồn tài nguyên ngầm rất nhiều nên những ai biết khai thác đúng lúc có thể thu về lợi nhuận lớn. Đặc biệt hơn nữa, giá thuê đất ở miền Trung chỉ bằng 30% so với miền Bắc, 25% so với miền Nam nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể cân nhắc mở rộng thị trường phân phối của mình.
Sự phát triển của các khu công nghiệp ở miền Trung
Hiện tại, số lượng các KCN ở miền Trung không ngừng tăng (260 KCN với quy mô 62.800 héc-ta đến năm 2023). Điều này kéo theo vốn đầu tư tăng trưởng vượt bậc (trung bình 28.25 triệu USD cho 1 dự án).
Cùng với đó, theo định hướng đến năm 2030, riêng thành phố Đà Nẵng sẽ phát triển 4 cụm công nghiệp trọng điểm (tổng vốn dự kiến 10.000 tỷ đồng). Qua đó không chỉ giải quyết việc làm cho triệu người dân, mà còn thúc đẩy kinh tế khu vực tăng trưởng nhanh chóng, sánh vai cùng hai khu vực còn lại tại Việt Nam.
Top 10 khu công nghiệp lớn ở miền Trung
Dưới đây là các khu công nghiệp quy mô lớn ở miền Trung Việt Nam:
Khu công nghiệp Tam Hiệp
Tọa lạc tại xã Tam Hiệp (cách trung tâm thành phố khoảng 30 km), KCN Tam Hiệp khiến nhiều doanh nghiệp chú ý vì vị trí tọa lạc đắc địa, có thể đến khu vực trung tâm hoặc các tỉnh, thành phố lân cận dễ dàng.
Cụ thể, đến năm 2023, KCN này có đến 12 dự án đầu tư với tổng vốn hơn 1.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, KCN Tam Hiệp cũng giải quyết nhu cầu việc làm cho hơn 2.000 lao động.
Khu công nghiệp Nhơn Hòa
Sở hữu diện tích đến 300 héc-ta, KCN Nhơn Hòa tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, xưởng, kho,… Hơn vậy, địa điểm này đặt lại xã Nhơn Hòa, không quá xa so với trung tâm thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), khoảng 28 km về hướng Tây. Vì vậy, nhân công thuận tiện di chuyển đến đây làm việc hàng ngày.
Hiện tại, đất xây dựng nhà máy ở KCN Nhơn Hòa đã hoàn thiện hơn 70% với rất nhiều ngành nghề. Chẳng hạn như sản xuất thiết bị điện tử, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến gỗ,…
Khu công nghiệp Phú Tài
Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chỉ 20 km, KCN Phú Tài cho phép doanh nghiệp vận tải hàng hóa đến người tiêu dùng dễ dàng. Cùng với đó, địa điểm đặt trên trục đường Bắc – Nam trọng điểm nên việc gửi hàng sang tỉnh, thành phố khác cũng không quá khó khăn. Vì lẽ đó, đến tháng 9 năm 2023, có hơn 30 dự án đầu tư thành công tại KCN với tổng vốn hơn 1.3 tỷ USD.
Thêm vào đó, KCN này có quy mô lớn, đến gần 600 héc-ta, và khu đất trống còn khá nhiều. Vì thế, chủ đầu tư hãy nắm bắt cơ hội giá thuê tốt để tìm kiếm tiềm năng sinh lời tốt
Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc
Điện Nam – Điện Ngọc hiện là một trong các KCN có tổng diện tích lớn nhất khu vực miền Trung (khoảng 1.000 héc-ta), đặt tại huyện Điện Bàn. Nhờ thế, các doanh nghiệp mới vẫn còn cơ hội đầu tư đất đai hoặc xây dựng xưởng, kho với giá tiết kiệm. Ngoài ra, tương tự các KCN khác, Điện Nam – Điện Ngọc có vị trí di chuyển thuận tiện, chỉ cách trung tâm thành phố Đà Nẵng ước chừng 30 km.
Theo thống kê đến gần cuối năm 2023, KCN này đã thu hút đến 100 dự án (vốn đầu tư trong nước lẫn quốc tế) và nâng mức vốn tới 10 tỷ USD. Đặc biệt hơn, 30.000 nhân lực có công việc ổn định, nhờ đó giảm bớt gánh nặng phúc lợi xã hội cho tỉnh.
Khu công nghiệp Tam Thăng
Sau hơn 20 năm phát triển, KCN Tam Thăng tại xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ dần trở thành một phần không thể thiếu với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam. Lý do là khu vực này hiện có hơn 24 dự án đầu tư với vốn 545 triệu USD. Thành tích này có thể lý giải rằng KCN này đặt ở những tuyến giao thông trọng điểm như đường sắt Bắc – Nam, tỉnh lộ ĐT 615, Quốc lộ 1A,…
Hơn nữa, số lượng lớn KCN bên trong Tam Thăng tạo điều kiện cho hơn 13 nghìn người lao động có cuộc sống ổn định, thoải mái.
Khu công nghiệp Becamex Bình Định
Tương tự KCN Điện Nam – Điện Ngọc, Becamex cũng được xem là một trong các khu công nghiệp lớn ở miền Trung khi sở hữu diện tích xấp xỉ 1.000 héc-ta. Địa chỉ KCN rất dễ tìm kiếm, đặt tại khu 7 Khu kinh tế Nhơn Hội, xã Cam Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Hiện tại, KCN này chỉ có 10 chủ đầu tư ở các ngành nghề hóa chất, vật liệu xây dựng, chất đốt, máy móc,… nên cơ hội “xuống vốn” nhanh để thu lợi nhuận ổn định còn rất nhiều.
Khi lựa chọn KCN Becamex, chủ doanh nghiệp an tâm rằng có thể di chuyển đến sân bay Quốc tế Quy Nhơn hoặc sân bay Phù Cát thuận tiện. Thêm vào đó, KCN đặt trên trục Bắc – Nam, tiếp cận Quốc lộ 19 C và tuyến tỉnh lộ ĐT638 dễ dàng nên quá trình vận tải hàng hóa không quá khó khăn.
Khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo
Tạo sự ấn tượng với chủ đầu tư bởi diện tích hàng chục nghìn héc-ta (khoảng 15.804 héc-ta), KCN Lao Bảo hiện thu hút hơn 2.500 tỷ đồng vốn đầu tư. Trong đó, khu đô thị thương mại – dịch vụ Lao Bảo chiếm gần 1.000 tỷ đồng. Song song, không thể phủ nhận rằng Becamex có vị trí địa lý thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa, nằm trên trục đường hành lang kinh tế Đông – Tây và gần cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu Đensavẳn.
Đặc biệt, KCN này có rất nhiều chính sách hỗ trợ ấn tượng về thuế cá nhân, thuế tiêu thụ, thuế xuất khẩu,… giúp chủ doanh nghiệp an tâm đầu tư, không ngại thuế suất cao.
Khu công nghiệp Bắc Chu Lai
Đến với xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, chủ đầu tư có thể thấy KCN Bắc Chu Lai với diện tích ước chừng 500 héc-ta và nhận đầu tư từ 31 dự án trong và ngoài nước (tổng vốn hơn 30.903 tỷ đồng). Hiện tại, tỷ lệ lấp đầy của khu vực này nằm trong khoảng 60% nên nếu đang tìm kiếm địa điểm mở rộng quy mô sản xuất ở miền Trung thì chủ đầu tư/chủ doanh nghiệp không thể bỏ lỡ lựa chọn Bắc Chu Lai.
Sự thành công của KCN như hôm nay không chỉ đến từ vị trí đắc địa (dọc theo tuyến tỉnh lộ ĐT 615, Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam,…), mà còn ở chính sách hỗ trợ hấp dẫn về thuế và cơ sở hạ tầng chất lượng.
Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới
Một KCN quy mô lớn ở Quảng Bình không thể không biết là Bắc Đồng Hới. Diện tích của KCN khoảng 400 héc-ta với hơn 19 dự án đầu tư đang hoạt động mạnh mẽ. Bên cạnh cải thiện kinh tế cho tỉnh, các doanh nghiệp tại Bắc Đồng Hới còn giúp cho hơn 3.000 lao động có thu nhập bình ổn hàng tháng.
Không chỉ vậy, KCN Bắc Đồng Hới có thiết kế chất lượng đồng bộ với KCN Tam Thăng và Bắc Chu Lai. Vì vậy, đây là lựa chọn đáng cân nhắc để đầu tư dài hạn cho mọi doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi
Được thiết kế và thi công trực tiếp bởi nhà tư vấn gốc Singapore, KCN VSIP Quảng Ngãi có chất lượng cơ sở hạ tầng cao cấp, khiến đa số chủ doanh nghiệp hài lòng. Hiện tại, KCN này đặt ở phường Trương Quang Trọng, khá gần với Quốc lộ 1A và 24B nên dễ dàng nhập nguyên liệu cũng như vận chuyển hàng hóa đến đại lý hoặc người tiêu dùng bằng đường bộ.
Theo thống kê gần nhất, tổng diện tích KCN là 1.700 héc-ta, trong đó khu đô thị dịch vụ chiếm 554 héc-ta (xấp xỉ 31%). Đồng thời, tỷ lệ lấp đầy tính đến hiện tại là 100%.
Kết luận
Các khu công nghiệp lớn ở miền Trung không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực mà còn góp phần đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu. Với lợi thế về vị trí địa lý, chi phí cạnh tranh, cùng chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, các KCN này đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong tương lai, sự phát triển bền vững của các khu công nghiệp miền Trung hứa hẹn sẽ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, cải thiện đời sống người dân, và tăng cường vị thế kinh tế cho cả vùng.