30-11-2019

SỬ DỤNG GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG XANH TRONG CÔNG NGHIỆP ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một nền kinh tế xanh với những khu công nghiệp xanh ít khói bụi, sử dụng các nguồn năng lượng xanh thân thiện với môi trường đang là xu hướng phát triển chung của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Năng lượng xanh là gì?

Năng lượng “xanh” (hay năng lượng tái tạo) là loại năng lượng mà khi được sản xuất, nó có ít tác động tiêu cực đến môi trường. Những loại năng lượng xanh có thể kể đến như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng, năng lượng địa nhiệt… Mỗi hình thức chế tạo năng lượng đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường, nhưng trong số đó năng lượng tái tạo là đối tượng gây ra ít tác động hơn cả.

Năng lượng mặt trời, năng lượng gió là một trong những loại năng lượng xanh thân thiện với môi trường

Sử dụng năng lượng xanh trong ngành công nghiệp để bảo vệ môi trường

Theo thống kê, tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp hiện nay chiếm 47% mức tổng tiêu thụ. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong bối cảnh nền công nghiệp sản xuất Việt Nam ngày càng phát triển, Việt Nam trở thành điểm nóng sản xuất tại Đông Nam Á. Theo dự báo, đến năm 2025, Việt Nam chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước và tương lai. Nhu cầu tăng đặt ra áp lực cho lưới điện quốc gia, phải sản xuất nhiều hơn hoặc nhập khẩu năng lượng.

Thời gian qua, nguồn năng lượng truyền thống được khai thác chủ yếu là thủy điện và than đá, nhưng chỉ trong một vài năm tới, các nguồn năng lượng này sẽ dần cạn kiệt và không thể đảm bảo lâu dài cho ngành năng lượng Việt Nam. Nguồn năng lượng này có giá thành rẻ, tuy nhiên đi kèm với nó là quá trình sản xuất sẽ làm ô nhiễm môi trường, tăng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Càng sản xuất nhiều để đáp ứng nhu cầu thì môi trường càng bị ảnh hưởng càng nghiêm trọng.. Trước tình hình trên, việc sử dụng năng lượng xanh dường như là một xu hướng tất yếu, đặc biệt là việc áp dụng vào lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, bởi đây là lĩnh vực có mức tiêu thụ năng lượng nhiều nhất.

Thời điểm hiện nay, một nền kinh tế xanh với những khu công nghiệp xanh ít khói bụi, sử dụng các nguồn năng lượng xanh thân thiện với môi trường đang là xu hướng phát triển chung của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Tiếp nối sự phát triển năng lượng xanh của các nước phát triển trên thế giới, Việt Nam đã bắt đầu triển khai các dự án năng lượng sinh học, điển hình trong đó là các dự án năng lượng mặt trời. Việt Nam hiện có 82 dự án điện mặt trời với công suất tổng hợp 4.460MW, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện của cả nước và 13 dự án khác đang được triển khai, tổng công suất 630MW, dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2019. Các dự án này hứa hẹn sẽ tạo ra được nguồn năng lượng sạch, hiệu suất sử dụng cao, bền lâu và hạn chế tác dộng tiêu cực tới môi trường.

Một góc dự án năng lượng tái tạo lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đường bờ biển dài hơn 3000km, gió biển quanh năm, số giờ nắng trong ngày lớn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nước ta có thể khai thác và sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo vào quá trình phát triển kinh tế.

KTG Industrial triển khai áp dụng năng lượng xanh trên toàn bộ hệ thống nhà xưởng

Cùng chung mục tiêu phát triển kinh tế và nền công nghiệp nhưng không quên trách nhiệm bảo vệ môi trường, KTG Industrial đã triển khai lắp đặt hệ thống Điện Mặt Trời áp mái trên toàn bộ nhà xưởng, nhà kho mà mình đầu tư xây dựng. Đến thời điểm hiện tại, các dự án năng lượng mặt trời áp mái do KTG Industrial đầu tư là một trong những dự án năng lượng mặt trời lớn nhất tại Việt Nam. Các dự án này sẽ góp phần thiết thực giảm áp lực cung ứng của lưới điện quốc gia và bảo vệ môi trường trước tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng như hiện nay.

KTG Industrial hoàn thành lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại nhà xưởng KCN An Phước – Đồng Nai

Các dự án điện năng lượng mặt trời của KTG Industrial cũng là minh chứng thực tế nhất cho việc các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đóng góp sức mình vào cuộc cách mạng bảo vệ môi trường, bằng việc cải tiến quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguồn năng lượng xanh, sạch, tự nhiên để giảm thiểu chất thải ra môi trường, hướng đến sự phát triển lâu dài, bền vững.

other articles

All Articles icon





    captcha

    img

    Gửi thành công!

    img
    img