23-02-2025

Chính sách công nghiệp Việt Nam: Thách thức & tầm nhìn tương lai

Với định hướng đưa Việt Nam trở thành một trong những ‘cường quốc’ về công nghiệp thời gian tới, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 [1]. Điều này tiếp thêm động lực và điều kiện tốt cho những doanh nghiệp trong ngành phát triển nhanh chóng, từ đó đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030 như dự kiến. Bài viết này của KTG Industrial sẽ cung cấp thông tin về chính sách phát triển công nghiệp tại Việt Nam.

Cảnh quan công nghiệp Việt Nam

Nhận thấy tầm quan trọng của công nghiệp đối với kinh tế nước nhà, Chính phủ đã nỗ lực thực hiện nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Điều đó thể hiện rõ qua kết quả khả quan từ doanh thu và thị phần của một số ngành công nghiệp trọng điểm như điện, điện tử, công nghệ thông tin,…

Điển hình, vào cuối năm 2024, theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu công nghiệp của ngành công nghệ số tại Việt Nam ước đạt 3.878.296 tỷ đồng (khoảng 151,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2023) [2].

Dù vậy, nền công nghiệp ở Việt Nam hiện tại vẫn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu nhất định của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn cầu. Nhìn chung, kết quả tích cực chỉ duy trì ngắn hạn thay vì mong muốn tăng trưởng ổn định, bền vững. Có thể lý giải điều này theo những nguyên nhân như nội lực còn yếu, phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài, quá chú trọng vào lao động giá rẻ,…

sự phát triển của ngành công nghiệp việt nam

Ngành công nghiệp tại Việt Nam trên đà phát triển mạnh mẽ, cần có chính sách hỗ trợ thích hợp

Chính sách công nghiệp ở Việt Nam có gì?

Chính phủ Việt Nam đã chính thức thông qua Chương trình hành động của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (kèm theo Nghị quyết số 124/NQ-CP) [1].

Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất của chương trình này là đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng sao cho nằm trong TOP 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (ASEAN) khi kết thúc năm 2030. Song song đó, tầm nhìn của Chính phủ đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Để thực thi những chiến lược ấy, Chính phủ và Bộ Chính trị cùng nhau thống nhất một số mục tiêu chi tiết, trọng điểm cho năm 2030 sau:

  • Chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp (CIP) nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.
  • Tăng trưởng GDP với tỷ trọng công nghiệp đạt trên 40%.
  • Tỷ trọng GDP cho công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30%.
  • Tỷ trọng GDP cho công nghiệp chế tạo đạt trên 20%.
  • Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao thuộc ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%.
  • Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm.
  • Tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm.
  • Tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm.
  • Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%.
  • Xây dựng một số doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế [1].

 

chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam

Từ nay đến 2030, Việt Nam đã có một số chiến lược nhất định cho ngành công nghiệp

Chính sách và sáng kiến ​​của chính phủ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp

Để đạt được những mục tiêu đề ra kể trên, Chính phủ Việt Nam đã chủ động đề ra các chương trình hành động phù hợp. Bao gồm:

  • Hoàn thiện phê duyệt các quy hoạch đề xuất trong các ngành công nghiệp theo Luật Quy hoạch, sao cho không gian lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp có thể đáp ứng định hướng mỗi ngày và điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương.
  • Cân nhắc hình thành các cụm liên kết công nghiệp theo các tiêu chí thích hợp (như cùng ngành nghề, có lợi thế thông thương, địa kinh tế, nguồn lao động,…).
  • Chủ động phối hợp cùng các bộ, ngành xây dựng phương pháp đánh giá hoạt động của cụm liên kết kể trên để đảm đảo hiệu quả vận hành cao nhất.
  • Hướng sự tập trung phần lớn vào các ngành liên quan đến ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện điện tử,…
  • Kết hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, chỉ đạo địa phương phân bổ cơ sở chế biến nông lâm sản phù hợp theo vùng nguyên liệu và khả năng tiêu thụ.

Cơ hội đầu tư vào các ngành công nghiệp của Việt Nam

Hướng đến hoàn thiện tất cả mục tiêu trong năm 2030, Việt Nam hiện “mở cửa” cho tất cả các nhà đầu tư tiềm năng ở những ngành nghề quan trọng với nhiều chiến lược mới mẻ sau:

Chế tạo

Sản xuất là một trong những ngành thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Điều này được khẳng định qua số liệu hơn 24,8 tỷ USD FDI vào nước ta tính đến tháng 09/2024, tập trung phần lớn vào các ngành có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô, chất bán dẫn và công nghệ xanh [6].

Trong chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, Chính phủ đã tích cực yêu cầu Bộ Công thương tập trung hoàn thiện những chính sách, văn bản quy phạm liên quan đến phát triển ngành công nghiệp sản xuất, nhất là các sản phẩm cơ khí trọng điểm. Kết hợp với đó, chính quyền cũng phê duyệt chiến lược và tháo gỡ các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển công nghiệp ngành dệt may và da – dày trong năm 2025.

Tính đến năm 2024, ngành công nghiệp sản xuất cũng đã có những bước tiến quan trọng, chuẩn bị sẵn sàng cho kết quả phát triển ở năm 2025. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,4% so với năm trước (quý I tăng 5,9%; quý II tăng 9,9%; quý III tăng 9,3% và ước quý IV tăng 7,9%) [7]

ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Sản xuất là một phần không thể thiếu đối với doanh thu GDP của ngành công nghiệp ở Việt Nam

Điện tử

Hoàn toàn không kém cạnh so với ngành công nghiệp sản xuất ngành điện – điện tử tại nước ta cũng có nhiều bước tiến vượt bậc. Điển hình như so với 2023, sản lượng sản xuất nguồn cấp điện liên tục, thiết bị xử lý dữ liệu tự động,… tăng 23,3%; bộ phận của máy vi tính tăng 8,37%,… (thông tin tính đến tháng 07/2024) [4].

Cùng với đó, có thể thấy, các sản phẩm điện tử trên thị trường chủ yếu là hàng được nhập khẩu và lắp ráp trong nước. Đây chính là kết quả tích cực cho những chủ đầu tư hướng đến ngành hàng này.

Ngành điện tử cũng là một điểm sáng trong tình trình phát triển công nghiệp Việt Nam năm 2024 khi chứng kiến hàng loạt các sự kiện như

Năng lượng tái tạo

Nhận thấy tiềm năng lớn của ngành năng lượng (nhất là năng lượng tái tạo), Chính phủ ban hành rất nhiều văn bản cải thiện môi trường đầu tư cho lĩnh vực “vàng” này.

Cụ thể, quá trình quy hoạch điện thế hệ VIII đã được phê duyệt thành công vào tháng 5/2023, dự kiến tăng thêm 4.100 MW công suất, trong đó phần lớn từ điện mặt trời vào năm 2030. Thêm vào đó, nhà nước cũng dự trù thêm mức sản xuất năng lượng điện từ ánh sáng tự nhiên là 252,1 – 291,5 tỷ kWh vào năm 2050 song song 21.880 MW điện gió trên bờ, 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 và 70.000 – 91.500 MW vào năm 2050 [3].

Cơ sở hạ tầng

Là nền kinh tế đang trên đà phát triển, Việt Nam cần rất nhiều vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng bền vững. Theo thống kê gần nhất, Việt Nam mong muốn có ít nhất 25 – 30 tỷ USD/năm, từ nay đến 2040 để đầu tư cho giao thông, đường cao tốc, tàu điện,…[8]

Trước ngưỡng nhu cầu như vậy, nước ta không ngừng nỗ lực để xếp hạng cao theo danh sách tín nhiệm quốc tế theo Fitch Ratings. Điều đó có nghĩa là Việt Nam chứng minh được năng lực tài chính, khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ và sự ổn định của kinh tế, xã hội trong những năm tiếp theo. Đây là nền tảng tuyệt vời cho những nhà đầu tư mong muốn thu hồi vốn nhanh [8].

cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đã dần hoàn thiện hơn trước

Dù cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đã hoàn thiện nhiều hơn trước nhưng ở một số khu vực vẫn cần thêm vốn đầu tư

Hậu cần

Theo thông tin mới nhất, tốc độ phát triển trung bình của ngành logistics Việt Nam bình quân đạt 14% – 15%, quy mô 40 – 42 tỷ USD/năm. Song song đó, kết quả trong bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) thể hiện Việt Nam đứng thứ 43 trong bảng chỉ số hiệu quả logistics (LPI), thuộc nhóm 5 nước đứng đầu ASEAN (tính đến năm 2023) [9].

Nhờ các tiềm năng ấn tượng như thế, Việt Nam tự tin có thể “nâng cấp” ngành Logistics trong tương lai nếu có đủ tiềm lực về vốn. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 202 với 06 mục tiêu, 60 nhiệm vụ cụ thể. Tất nhiên, kèm theo đó là rất nhiều chính sách thuế suất, cơ sở hạ tầng hỗ trợ [5].

Những thách thức và yếu tố đối với doanh nghiệp khi tham gia thị trường công nghiệp

Mặc dù Việt Nam mở ra nhiều cơ hội đầu tư đa ngành nhưng đâu đó tồn tại một số thử thách nhất định, cần phải vượt qua càng sớm càng tốt mới có thể đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế như mong đợi. Nổi bật trong đó là:

Bối cảnh pháp lý

Việt Nam là quốc gia phương Đông nên nhìn chung pháp lý còn chịu ảnh hưởng một phần từ các phong tục, tập quán lạc hậu. Cùng với đó, quá trình hoàn thiện và phát triển nước ta như hiện tại chỉ chưa đầy 50 năm nên đâu đó chưa được hiệu chỉnh luật pháp quá nhiều theo tốc độ hội nhập cực nhanh như hiện nay. Do vậy, các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào nước ta có thể gặp khó khăn trong việc hoàn thiện thủ tục theo quy định nhà nước.

thủ tục đăng ký kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam

Thủ tục đăng ký đầu tư hoặc kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn điều bất cập

Hạn chế về cơ sở hạ tầng

Như đã đề cập kể trên, dù chất lượng cơ sở hạ tầng ở nước ta ngày một cải thiện tích cực nhưng có thể chưa “bắt kịp” nhu cầu của chủ đầu tư. Đến nay, chúng ta vẫn cần nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng cực lớn (hàng chục tỷ USD mỗi năm). Do đó, nếu chủ đầu tư ngoài nước đòi hỏi các yêu cầu hạ tầng cao hơn hẳn (như tàu điện ngầm) để phục vụ quá trình sản xuất, phân phối thì tạm thời nước ta chưa đáp ứng tốt được.

Thách thức về lực lượng lao động

Theo số liệu cập nhật mới nhất (16/01/2025), Việt Nam đạt mốc hơn 101.313.000 người và độ tuổi trung bình là 32,9 tuổi (với phần lớn dân số trong khoảng 15 – 64 tuổi) [10]. Có thể thấy, nhân lực lao động của nước ta hết sức dồi dào, nhưng muốn tăng kinh tế toàn diện thì nhân công phải có kỹ thuật, chuyên môn vững vàng. Điều này lại là một sự thiếu sót của Việt Nam khi số lượng nhân lực trí tuệ chưa quá đủ đầy để phục vụ trực tiếp cho các xưởng, nhà máy mà phải tìm kiếm ngoài nước.

Cạnh tranh

sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể là nguyên nhân khiến chủ đầu tư mới chần chừ

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể là nguyên nhân khiến chủ đầu tư mới chần chừ

Tuy sự cạnh tranh giữa các chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp là điều tất yếu giúp kinh tế tăng trưởng hiệu quả hơn nhưng nếu xảy ra cạnh tranh quá mức cần thiết thì các chủ đầu tư mới có tâm thế “dè chừng”, cân nhắc kỹ càng hơn. Điều này khiến Việt Nam ta mất đi nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư trong nước lẫn ngoài nước.

Kết luận

Chính sách công nghiệp của Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ và nền kinh tế năng động, mang đến những cơ hội vô song cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng. Với các ngành đang phát triển mạnh như sản xuất, điện tử, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng và hậu cần, đất nước này đang sẵn sàng cho bước chuyển mình quan trọng, đặc biệt là cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu [11]. Trọng tâm của Chính phủ là cải thiện khuôn khổ pháp lý, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đảm bảo một môi trường thuận lợi cho tăng trưởng bền vững. Đối với các doanh nghiệp đang tìm cách khai thác tiềm năng của Việt Nam, bây giờ là lúc hành động và đảm bảo chỗ đứng trên thị trường đang phát triển nhanh chóng này.

Nguồn tham khảo:

[1] Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. (2025). Chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030. Vksndtc.gov.vn. http://vksndtc.gov.vn.

[2] Hoàng Ngân. (2025, January 7). Doanh thu ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt hơn 151 tỷ USD trong năm 2024. Retrieved January 15, 2025, from DCCA – Liên minh sáng tạo nội dung số Việt Nam website: https://www.dcca.org.vn/doanh-thu-nganh-cong-nghiep-cong-nghe-so-viet-nam-dat-hon-151-ty-usd-nam-2024.

‌[3] Tạp chí cộng sản. (2018). Retrieved January 16, 2025, from Tạp chí Cộng sản website: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/910402/chinh-sach-cong-nghiep-xanh-huong-toi-su-phat-trien-ben-vung-o-viet-nam.aspx.

[4] Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển. (2024, September 12). Retrieved January 16, 2025, from moit.gov.vn website: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/nganh-cong-nghiep-dien-tu-viet-nam-nhieu-loi-the-va-tiem-nang-phat-trien.html.

[5] (2017). Retrieved January 16, 2025, from Mof.gov.vn website: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM195235.

[6] Tấn, M. (2024, November 9). Việt Nam đang ở vị thế tốt hút “làn sóng” mới đầu tư vào ngành công nghiệp giá trị cao. Thời Báo Tài Chính Việt Nam. https://thoibaotaichinhvietnam.vn/viet-nam-dang-o-vi-the-tot-hut-lan-song-moi-dau-tu-vao-nganh-cong-nghiep-gia-tri-cao-163642.html

[7] Điểm sáng của sản xuất công nghiệp năm 2024. (2024). General Statistics Office of Vietnam. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2025/01/diem-sang-cua-san-xuat-cong-nghiep-nam-2024/

[8] LÊ MỸ. (2024, February 9). Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ hội vốn của doanh nghiệp. Diendandoanhnghiep.vn. https://diendandoanhnghiep.vn/nhu-cau-dau-tu-co-so-ha-tang-va-co-hoi-von-cua-doanh-nghiep-10128205.html

[9] Hải Vân. (2024, October 31). Ngành logistics cần chuyển đổi để bứt phá trong kỷ nguyên mới. Nhịp Sống Kinh Tế Việt Nam & Thế Giới. https://vneconomy.vn/nganh-logistics-can-chuyen-doi-de-but-pha-trong-ky-nguyen-moi.htm

[10] hoavic. (2017, April 21). Dân số Việt Nam mới nhất (2025) – cập nhật hằng ngày – DanSo.org. DanSo.org. https://danso.org/viet-nam/

[11] baochinhphu.vn. (2024, October 2). Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Baochinhphu.vn. https://baochinhphu.vn/viet-nam-co-co-hoi-tro-thanh-trung-tam-cong-nghiep-ban-dan-toan-cau-102241002094034294.htm

Dev

Tác giả: Dev

other articles

All Articles icon





    captcha

    img

    Gửi thành công!

    img
    img