Không chỉ có khu công nghiệp, khu kinh tế đặc biệt cũng là khái niệm được nhiều người quan tâm. Tuy còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã mang lại kết quả tích cực từ những khu kinh tế này theo ghi nhận hàng năm không thể phủ nhận. Vậy chính xác khu kinh tế đặc biệt là gì? Việt Nam hiện có khu vực nào được xem là khu kinh tế đặc biệt? Hãy cùng KTG Industrial tìm hiểu chi tiết ở phần nội dung bên dưới!
Đặc khu kinh tế là gì?
Khu kinh tế đặc biệt (SEZ, viết tắt từ Special Economic Zone), hay thường gọi là đặc khu kinh tế, là khu vực được thiết kế riêng biệt nhằm mục đích tạo ra sự tăng trưởng nhất định cho tỉnh/thành phố đó nói riêng và quốc gia nói chung. Thông thường, SEZ sẽ thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Tại đây, doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện cần thiết để vận hành cơ sở sản xuất và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng trong nước lẫn quốc tế mượt mà như đường sá, hệ thống điện, hệ thống xử lý rác thải,… Ngoài ra, các doanh nghiệp có mặt ở SEZ còn nhận được nhiều chính sách và ưu đãi đặc biệt giúp tăng doanh thu nhanh chóng.

Khu kinh tế đặc biệt là nền tảng phát triển kinh tế vượt bậc cho một quốc gia
Tổng quan tình hình đặc khu kinh tế tại Việt Nam
Lấy ý tưởng từ sự thành công vượt bậc của Thâm Quyến trong việc áp dụng mô hình đặc khu kinh tế, thời gian gần đây, Việt Nam cũng nỗ lực không ngừng để vận hành các SEZ tại các tỉnh/thành phố trọng điểm.
Ban đầu, Việt Nam đã có 6 mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp hoạt động ổn định như khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế mở và khu kinh tế ven biển. Tuy mang lại những tiến triển vượt bậc về kinh tế nhưng nhìn chung còn tồn tại một vài hạn chế như chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, chất lượng nhân lực chưa cao,…
Vì lẽ đó, Chính phủ cân nhắc thực hiện thử nghiệm SEZ đầu tiên tại Chu Lai (Quảng Nam) vào năm 2002 và đến nay mở rộng quy mô tới 18 khu kinh tế ven biển, tổng diện tích đạt 54.000 héc ta [2].
Đến tháng 05/2018, Quốc hội nhận dự thảo ưu đãi cho 3 đặc khu kinh tế quan trọng của nước ta gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc với vô vàn chính sách ưu đãi chưa từng có. Điển hình như đóng thuế thấp, toàn quyền quyết định các vấn đề hệ trọng, không yêu cầu về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ,… Khi đã chấp thuận dự thảo này, số vốn đầu tư ước tính 1,57 triệu tỷ đồng [2].
Để ba địa điểm trên trở thành các SEZ nổi bật như hiện tại, có thể kể đến một số yếu tố “thiên thời địa lợi nhân hòa” của nước ta như có đường bờ biển dài (3.260 km), hơn 50 cảng biển, 40 vũng và vịnh, hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ,… [3].

Việt Nam có đủ nguồn nhân lực, chất lượng cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên,… để vận hành SEZ
3 Đặc khu kinh tế tại Việt Nam
Sau đây là thông tin nổi bật của các SEZ nổi tiếng tại Việt Nam:
-
Đặc khu kinh tế Vân Đồn – Quảng Ninh
Vân Đồn là một huyện trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh nói riêng, nằm trong vùng kinh tế nổi bật ở khu vực phía Bắc nói chung. Hiện tại, có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, điển hình như Trung Quốc, sẵn sàng đầu tư vốn lớn. Họ nhận xét rằng huyện sở hữu điều kiện thời tiết, đường sá, đất đai,… tốt hơn Thâm Quyến nên đây là nơi đáng xem xét để phát triển kinh tế lâu dài.
Cụ thể, địa điểm có tổng diện tích là 2.171,33 km2 (trong đó đất liền là 581,83 km2), tập hợp hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ. Hơn thế nữa, từ Vân Đồn, các doanh nghiệp thuận tiện kết nối với nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,…
Theo thống kê mới nhất (cuối năm 2024), Quảng Ninh đã thu hút 2.877,7 triệu USD vốn FDI. Trong đó phần lớn số vốn được sử dụng cho ngành du lịch – văn hóa cao cấp, dịch vụ hiện đại (như cảng hàng không, cảng biển,…), công nghệ cao (như công nghệ nano, công nghệ năng lượng và môi trường,…). Song song đó, mục tiêu tổng quát của Chính phủ đến 2030 là “biến” Vân Đồn trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại và thông minh bậc nhất với tổng giá trị sản xuất 5.6 tỷ USD.
-
Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong – Khánh Hoà
Cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 30 km về phía Bắc, vào năm 2006, Thủ tướng Chính phủ chính thức ra quyết định thành lập khu kinh tế Vân Phong với tổng diện tích hơn 150.000 héc-ta [4].
Với điều kiện đường sá thuận tiện (cách sân bay Quốc tế Cam Ranh chỉ 65 km; dọc theo tuyến đường Quốc lộ 1, 26B, đường sắt Bắc – Nam,…), tất cả doanh nghiệp trong SEZ Vân Phong dễ dàng vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa,… Ngoài ra, khu vực này cũng có đầy đủ hệ thống cấp nước, cấp điện, bệnh viện, trường học, khu du lịch, nguồn nhân lực,… cần thiết cho hoạt động sản xuất và phân phối.
Cùng chung định hướng với Vân Đồn, Bắc Vân Phong sẽ tập trung phát triển địa điểm trở thành một trong những trung tâm du lịch, giải trí cao cấp bậc nhất nước ta. Chúng ta có thể điểm qua một số dự án ấn tượng như Khu du lịch sinh thái Đảo Hòn Lớn (diện tích 10.000 héc-ta), Khu du lịch núi Khải Lương (diện tích 4.000 héc-ta), Khu đô thị du lịch Cổ Mã – Tu Bông (diện tích 6.600 héc-ta),…

SEZ Bắc Vân Phong hướng đến mục tiêu trở thành khu du lịch trọng điểm của nước ta
-
Đặc khu kinh tế Phú Quốc – Kiên Giang
Thuộc vùng biển Tây Nam của nước ta, từ lâu, Phú Quốc là một địa điểm du lịch nổi bật, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước nhờ vị trí địa lý thuận lợi và vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo. Điều này có thể lý giải đơn giản, không chỉ vì vị trí địa lý thuận lợi (cách Rạch Giá 120 km, thị xã Hà Tiên 50 km,…) mà còn được “thiên phú” cho cảnh đẹp mê hồn cùng nguồn khoáng sản biển dồi dào.
Đến năm 2018, Chính phủ quyết định định hướng phát triển “đảo ngọc” theo hướng đặc khu kinh tế đặc biệt với nguồn vốn huy động đạt 400.000 tỷ. Nhờ sự tăng trưởng vượt bậc trong ngành du lịch – nghỉ dưỡng, Phú Quốc nhận được 271 dự án đầu tư trên tổng diện tích 10.426 héc-ta, trong đó 28 dự án FDI (tổng vốn 292 triệu USD) [5].
Nhận thấy tiềm năng vượt bậc của Phú Quốc như vậy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang lên kế hoạch xây dựng huyện đảo đến năm 2030 trở thành đặc khu đô thị du lịch biển đảo – trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao. Tất nhiên, tất cả cơ sở hạ tầng, đường sá,… tại đây đều đạt tầm cỡ quốc tế nhằm cải thiện kinh tế nước nhà tối đa.
Lợi ích khi đầu tư vào các đặc khu kinh tế tại Việt Nam
Tuy “sinh sau đẻ muộn” so với các quốc gia khác nhưng số lượng SEZ tại Việt Nam không ngừng tăng và mỗi khu vực đều đạt tốc độ tăng trưởng lý tưởng, đúng theo kế hoạch. Điều này chính là lý do để Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trong nước liên tục tăng.
Có thể giải thích điều này đơn giản với những tiềm lực mà Việt Nam mang lại cho họ ngay bên dưới:
Ưu đãi từ Chính phủ
Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế trên địa bàn các SEZ, Chính phủ Việt Nam liên tục thay đổi ưu đãi về thuế suất, tối giản thủ tục,… Cụ thể:
- Cho phép nhà đầu tư nhận đủ toàn bộ số thu của các đặc khu trong một khoảng thời gian nhất định.
- Phân bổ ngân sách hỗ trợ cho chủ doanh nghiệp từ địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng ở thời điểm ban đầu.
- Đa dạng hóa các loại hình giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Có thể thành lập trung tâm tài chính riêng để thuận tiện thanh toán khi cần, nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ của nhà nước.
- Áp dụng thuế suất ổn định 10% trong 30 năm, sau đó miễn thuế 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo.

Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả doanh nghiệp đầu tư
Chi phí cạnh tranh
So sánh giữa Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác, nước ta có mức giá thuê nhân công, nhà xưởng, máy móc,… cực kỳ cạnh tranh. Điều này đã được một số báo cáo nhận định rằng thị trường có chi phí vận hành bình quân thấp nhất trong khu vực, chỉ cao hơn Campuchia và Myanmar. Qua đó tạo điều kiện rất lớn cho những doanh nghiệp nước ngoài thu hồi vốn sớm và tăng trưởng nhanh hơn hẳn.
Cơ sở hạ tầng
Bên cạnh tận dụng tài nguyên sẵn có một cách khoa học, Việt Nam luôn có những chính sách nâng cấp cơ sở hạ tầng bao gồm bên trong lẫn bên ngoài các SEZ. Nhờ thế, quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và phân phối thành phẩm ở mọi khu công nghiệp nói chung đều trở nên dễ dàng hơn. Theo thông tin mới nhất, Việt Nam đã chính thức khai thác 1.729 km đường cao tốc và phấn đấu đạt 3.000 km đến năm 2025. Kèm theo đó, nước ta tích cực cải thiện chất lượng hạ tầng đạt chuẩn quốc tế, nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí xanh – an toàn.
Hệ sinh thái tích hợp
Dựa trên chiến lược quốc gia 2021 – 2030, chính quyền địa phương ở các khu vực có SEZ hoạt động luôn ưu tiên triển khai xây dựng kiến trúc theo mô hình đặt sự cân bằng sinh thái lên hàng đầu. Chính vì vậy, tất cả các nhà đầu tư đều phải tuân thủ sát sao quy định về đất đai, bảo vệ môi trường, quy trình khai thác nguyên vật liệu (nếu có),…
Đến đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm khu kinh tế đặc biệt. Hiện tại, Việt Nam đang vận hành 3 đặc khu kinh tế đặc biệt với tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Điều này có thể chứng tỏ rằng nước ta là thị trường tiềm năng cho cả đầu tư công nghiệp lẫn các ngành liên quan đến du lịch.
Nguồn tham khảo:
[1] Các đặc khu kinh tế được kỳ vọng là những cực tăng trưởng mới. (02 06 2018). from Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh website: https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/cac-dac-khu-kinh-te-duoc-ky-vong-la-nhung-cuc-tang-truong-moi-1491845406.
[2] HOA, D. (2023, March 17). Việt Nam cần có đặc khu kinh tế? Retrieved January 16, 2025, from diendandoanhnghiep.vn website: https://diendandoanhnghiep.vn/viet-nam-can-co-dac-khu-kinh-te-10070561.html.
[3] (2017). Retrieved January 16, 2025, from Mof.gov.vn website: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=UCMTMP125226.
[4] Ban. (2025). Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Vân Phong. Retrieved January 16, 2025, from Khanhhoa.gov.vn website: https://vanphong.khanhhoa.gov.vn/gioi-thieu-chung-khu-kinh-te-van-phong.html.
[5] Đảo ngọc Phú Quốc háo hức trở thành “Đặc khu.” (2019). Retrieved January 16, 2025, from Kiengiang.gov.vn website: https://vpubnd.kiengiang.gov.vn/trang/TinTuc/119/2033/dao-ngoc-Phu-Quoc-hao-huc-tro-thanh–dac-khu-.html.