14-02-2025

Nóc gió nhà xưởng là gì? Tác dụng và cấu tạo

Nóc gió nhà xưởng là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong thiết kế nhà xưởng khu công nghiệp. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư có thể chưa nhận thấy tầm quan trọng của bộ phận này nên chưa đầu tư vào việc lắp đặt hệ thống chất lượng cao.. Vậy nóc gió nhà xưởng là gì? Hãy để KTG Industrial giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau.

Nóc gió nhà xưởng là gì?

Nóc gió nhà xưởng (hay cửa gió, cửa trời) là chi tiết tĩnh thường dùng để lưu thông không khí giữa bên trong và bên ngoài xưởng. Thông thường, bộ phận này được đặt ở tầng áp mái, bên dưới phần mái.

Nguyên tắc hoạt động của nóc gió phụ thuộc hoàn toàn vào sự chuyển động của hướng gió. Cụ thể, đơn vị thi công sẽ bố trí các cửa gió ở vị trí thích hợp. Từ đó, nhà xưởng có thể lấy gió tự nhiên từ bên ngoài vào và thải hơi nóng từ bên trong ra một cách hiệu quả.

Nóc gió nhà xưởng là gì?

Nóc gió là bộ phận lưu thông khí không thể thiếu với nhà xưởng

Tác dụng của nóc gió nhà xưởng

Không chỉ hỗ trợ lưu thông không khí, chi tiết nóc gió còn giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Bao gồm:

Hệ thống làm mát đối lưu tự nhiên

Đối lưu là hiện tượng không khí chuyển động khi có sự chênh lệch về nhiệt độ. Khi đặt nóc gió ở vị trí hợp lý, dòng khí bên trong và bên ngoài xưởng liên tục chuyển động theo hiện tượng đối lưu này. Điều này khiến cho không khí trong xưởng luôn mát mẻ, thông thoáng mà không phải bố trí quá nhiều máy quạt, máy lạnh,…

Đảm bảo lưu thông không khí

Khi các máy móc trong xưởng đồng loạt vận hành, nhiệt lượng của xưởng liên tục tăng lên. Lúc này, hệ thống quạt hay máy làm lạnh không khí có thể không kịp thời xử lý, khiến nhiệt độ của xưởng nóng lên nhanh chóng. Vì lẽ đó, nóc gió nhà xưởng chính là giải pháp lý tưởng để đưa không khí nóng ra ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho gió mát tự nhiên lùa vào.

Tiết kiệm điện năng

Cách thức hoạt động của hệ thống nóc gió hoàn toàn dựa trên nguyên lý đối lưu tự nhiên, không phụ thuộc vào điện năng, nhiệt năng. Vì vậy, chủ đầu tư chỉ tốn một khoản phí nhất định trong lúc xây dựng xưởng thay vì phải chi trả chi phí duy trì nguồn điện hàng tháng như các thiết bị khác.

Tiết kiệm điện năng

Bố trí nóc gió nhà xưởng giúp chủ đầu tư tiết kiệm điện năng cho các thiết bị sản xuất khác

Độ bền tốt, ít hư hỏng

Nóc gió nhà xưởng là một hệ thống tĩnh, hoàn toàn không vận động thường xuyên như những thiết bị khác. Do đó, chủ đầu tư không phải thực hiện bảo dưỡng liên tục, hoặc nếu xảy ra hư hỏng thì chi phí thay mới cũng khá phải chăng.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng phần mặt ngoài của nóc gió tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, gió, mưa, ánh nắng mặt trời,… nên khả năng bị hư hỏng, gỉ sét cao hơn phần ở trong. Do vậy, chủ doanh nghiệp cân nhắc kiểm định chất lượng định kỳ để kịp thời xử lý vấn đề phát sinh.

Tạo môi trường làm việc an toàn

Nhờ không khí thoải mái và thoáng mát, nhân công trong xưởng có thể thuận lợi làm việc, không cảm thấy khó chịu. Không chỉ vậy, hệ thống nóc gió hạn chế nguy cơ quá nhiệt, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy móc và gây nguy hiểm cho người điều khiển.

Tạo môi trường làm việc an toàn

Xây dựng nóc gió đúng kỹ thuật giúp đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân công

Cấu tạo của nóc gió nhà xưởng

Cấu tạo nóc gió cho nhà xưởng gồm những bộ phận cơ bản sau:

  • Khung nóc: Đây là bộ phận chịu tải chính cho toàn bộ hệ thống nóc gió. Thông thường, khung được làm từ thép hoặc nhôm để đảm bảo độ bền.
  • Tấm lợp: Đây là chi tiết giữ nhiệm vụ che phủ nóc gió. Bộ phận này thường được làm từ kính, thép hoặc tôn. Nó được gắn chặt cùng khung nóc để chống thấm nước hiệu quả và cung cấp ánh sáng tự nhiên cho không gian bên trong.
  • Hệ thống đối trọng: Đây là bộ phận làm từ kim loại nặng, nhằm hạn chế nóc gió dịch chuyển ra khỏi khung khi có làn gió mạnh thổi qua.
  • Hệ thống thông gió: Đây là chi tiết lắp đặt trên tấm lợp hoặc khung nóc, đảm nhiệm nhiệm vụ điều hòa không khí trong nhà xưởng. Bao gồm các phần như ống thông gió, quạt, khe thông gió,…
  • Hệ thống cản gió: Đây là bộ phận nằm ngang và nằm dọc trên tấm lợp, làm từ thanh kim loại. Nhờ thế, hệ thống này giúp nóc gió chịu được lực từ gió trời, từ đó tránh hiện tượng rung lắc quá mức.
Cấu tạo của nóc gió nhà xưởng

Cấu trúc nóc gió cơ bản gồm khung nóc, tấm lợp, hệ thống đối trọng, hệ thống thông gió và hệ thống cản gió

Kích thước nóc gió nhà xưởng

Tuỳ vào diện tích, quy mô và loại nhà xưởng mà có các kích thước nóc gió khác nhau. Một số kích thước nóc gió nhà xưởng phổ biến hiện nay như  600x600mm, 700x700mm, 800x800mm, 900x900mm. Chẳng hạn, nhà xưởng sản xuất công nghiệp nặng có quy mô lớn yêu cầu nóc gió có kích thước lớn để đảm bảo công suất lưu thôn, giữ được nhiệt độ thoáng mát.

Các loại nóc gió nhà xưởng phổ biến

Có 2 loại nóc gió phổ biến cho kiến trúc nhà xưởng là:

  • Nóc gió dạng thẳng đứng: Phần tôn trên hệ thống nóc gió nghiêng một góc 90 độ so với mái nhà. Điều này giúp khí nóng bên trong đẩy lên mái, rồi thoát ra ngoài nhanh chóng theo hướng thẳng, thông qua khe hở ở cửa gió trời.
  • Nóc gió dạng thoát hông: Phần tôn dốc xuống theo hai bên, tạo điều kiện cho khí nóng thoát ra ngoài từ phía dưới và luồng gió tự nhiên thổi vào trong từ phía trên. Bên cạnh đó, nước mưa trượt xuống dễ dàng, nước mưa trượt xuống dễ dàng, tránh thấm vào bên trong xưởng.

Một số lưu ý khi lựa chọn nóc gió nhà xưởng

Khi lắp đặt hệ thống nóc gió cho nhà xưởng, chủ đầu tư/chủ doanh nghiệp cần lưu ý một số điều quan trọng sau:

    • Chọn vị trí lắp nóc gió thích hợp: Giữa nóc gió và mái nhà có khe hở nên ngoài không khí, bụi bẩn cũng có thể lọt vào trong xưởng. Do đó, doanh nghiệp nên tính toán vị trí đặt nóc gió sao cho hạn chế yếu tố ảnh hưởng đến hàng hóa, máy móc trong xưởng tối đa.
    • Cân nhắc kết hợp với các giải pháp làm mát khác: Hệ thống nóc gió chỉ hoạt động hiệu quả khi trời có gió ổn định. Vì vậy, vào những ngày trời oi bức và đứng gió, chủ doanh nghiệp có thể sử dụng theme quạt thông gió, hệ thống phun sương,… giúp đạt kết quả làm mát tối ưu.
  • Chọn đơn vị thi công uy tín: Chủ đầu tư nên chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp với đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề. Qua đó, chủ doanh nghiệp được tư vấn cách bố trí nóc gió, cách sử dụng và bảo quản,… phù hợp.

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích về hệ thống nóc gió, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp trong thiết kế nhà xưởng. Nhìn chung, đây là chi tiết rất quan trọng, đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra ổn định nên chủ doanh nghiệp hãy chú tâm và thiết kế kỹ lưỡng.

SMR Solutions

Tác giả: SMR Solutions

other articles

All Articles icon





    captcha

    img

    Gửi thành công!

    img
    img