Khẩu độ nhà xưởng là một khái niệm quen thuộc trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, những ai mới tiếp cận với kiến trúc xưởng, kho công nghiệp có thể chưa hiểu rõ khẩu độ nhà xưởng là gì, cách tính toán thế nào. Hãy cùng KTG Industrial tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Khẩu độ nhà xưởng là gì?
Hiểu đơn giản, khẩu độ nhà xưởng là khoảng cách giữa hai cột của xưởng theo chiều ngang. Khoảng cách này được tính từ mép cột bên này sang mép cột bên kia. Khẩu độ nhà xưởng có thể có nhiều kích thước khác nhau, phổ biến là 25 mét, 30 mét, và 50 mét, tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại hình sản xuất.
- Khẩu độ 25m: Thường được sử dụng cho các nhà xưởng nhỏ hoặc xí nghiệp sản xuất có quy mô vừa, nơi chủ yếu lưu trữ hàng hóa nhẹ hoặc lắp đặt thiết bị nhỏ gọn.
- Khẩu độ 30m: Phổ biến trong các nhà máy sản xuất lớn hơn, nơi cần không gian rộng rãi để đặt máy móc hoặc dây chuyền sản xuất hiện đại, ví dụ như ngành dệt may hoặc chế tạo linh kiện.
- Khẩu độ 50m: Thường được áp dụng cho nhà xưởng lớn, kho bãi hoặc nhà máy công nghiệp nặng, ví dụ như sản xuất thép hoặc lắp ráp ô tô, vì cần không gian để chứa thiết bị khổng lồ và vận hành cầu trục lớn.

Khẩu độ nhà xưởng là khoảng cách đo từ mép cột bên này đến mép cột bên kia của xưởng.
Những thuật ngữ khác về khẩu độ nhà xưởng
Ngoài khẩu độ nhà xưởng, có một số khái niệm quan trọng mà chủ đầu tư/chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ, bao gồm:
- Bước cột: Đây là khoảng cách từ hàng cột này sang hàng cột khác.
- Cao độ nhà xưởng: Đây là chiều cao tổng thể của nhà xưởng, tính từ chân cột biên đến mép mái.
- Độ dốc mái tôn: Đây là chỉ số cho thấy độ nghiêng của mái. Thông thường, độ dốc lý tưởng là 10%.
- Tải trọng của nền: Đây là khả năng chịu tải tối đa của nền.
- Tải trọng của mái: Đây là chỉ số thể hiện khả năng chịu tải của mái tôn.
- Cầu trục: Là khái niệm để chỉ thiết bị dùng để nâng/hạ/di chuyển hàng hóa trong xưởng.
- Kèo: Đây là bộ phận kết nối các phần của mái xưởng với nhau. Đồng thời, kèo giúp nâng đỡ phần mái ổn định.
- Vì kèo: Là bộ phận kết nối giữa kèo và các thanh xà ngang, tạo thành khung kết cấu nâng đỡ mái tôn.

Ngoài tính toán khẩu độ, chủ đầu tư cần quan tâm đến bước cột, cao độ nhà xưởng, độ dốc mái tôn,…
Không chỉ vậy, khi nhắc đến khẩu độ, chủ đầu tư/chủ doanh nghiệp cũng nên nhận định đúng các thuật ngữ bên dưới:
- Khẩu độ cống: Đây là khoảng cách theo phương ngang, tính từ mép ống cống này đến mép ống cống đối diện.
- Khẩu độ nhịp cầu: Nhịp cầu là chi tiết giúp cầu vận hành an toàn, ổn định. Trong đó, khẩu độ nhịp cầu là khoảng cách giữa các trụ hoặc điểm kết nối của nhịp cầu, từ đầu mối này đến đầu mối kia.
- Khẩu độ tính toán kết cấu nhịp cầu: Đây là khoảng cách theo phương ngang giữa hai tim gối trên một nhịp cầu.
- Khẩu độ thoát nước: Đây là khoảng cách đo được từ mép trong mô cầu này sang mép trong mô cầu kia và trừ đi chiều rộng của các trụ. Việc xác định khẩu độ thoát nước rất quan trọng trong an toàn công trình, đặc biệt là trong trường hợp bão, lũ và rất cần thiết khi đánh giá độ an toàn của công trình gần sông hồ.
- Khẩu độ thông thuyền: Đây là chiều rộng của nhịp thông thuyền trong cầu.
Vai trò của khẩu độ nhà xưởng
Khẩu độ nhà xưởng không chỉ giúp xác định không gian sử dụng mà còn ảnh hưởng đến việc chọn thiết bị thi công và chi phí xây dựng. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của khẩu độ:
- Giúp định định hình cấu trúc xưởng: Đo đạc chiều rộng nhà xưởng kỹ càng giúp nhà thiết kế tính toán sao cho phù hợp với chiều cao, chiều dài,… Nhờ vậy, đơn vị sử dụng thuận tiện đặt máy móc và bảo quản hàng hóa. Ngoài ra, dựa vào chỉ số này, bên thi công có thể chọn loại hình nhà xưởng và cọc thích hợp, đảm bảo kiến trúc có độ bền cao.
- Dễ dàng lựa chọn thiết bị hỗ trợ thi công: Khẩu độ của nhà xưởng ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn thiết bị thi công phù hợp, chẳng hạn như máy móc để nâng, hạ cột, mái hoặc lắp đặt các hệ thống đường ống và vật tư. Đối với nhà xưởng có khẩu độ lớn, việc sử dụng các thiết bị chuyên dụng với kích thước và tải trọng lớn hơn là cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình thi công.
- Giúp xác định chi phí xây dựng và vận hành chính xác: Khẩu độ lớn thường tốn nhiều chi phí thi công hơn khẩu độ nhà xưởng nhỏ. Vì đơn vị xây dựng phải thuê nhiều nhân công và đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hỗ trợ cỡ lớn.

Khẩu độ nhà xưởng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kiến trúc xưởng.
Các bộ phận cấu tạo nhà xưởng
Nhà xưởng là một công trình rất phức tạp, được cấu thành từ nhiều yếu tố như:
- Hệ khung chịu tải: Đây là chi tiết giúp nâng đỡ tất cả bộ phận khác của xưởng (như mái tôn, xà ngang,…).
- Hệ thống tường và vách ngăn: Bộ phận này không chỉ có tác dụng che chắn, bảo vệ hàng hóa, máy móc,… bên trong; mà còn hỗ trợ khung xưởng chịu tải.
- Hệ thống trần: Đây là chi tiết cố định tấm nền để lực từ mái tôn, khung xưởng,… được phân tán đồng đều.
- Hệ thống mái và mảng năng lượng mặt trời: Đây là bộ phận giúp cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động trong xưởng.
- Hệ thống cân bằng nhiệt: Chi tiết này giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong xưởng.
- Hệ thống cửa và cửa sổ: Đây là chi tiết giúp thông thoáng khí và phục vụ quá trình ra – vào xưởng của nhân công.
- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải: Đây là bộ phận giúp đảm bảo vệ sinh do hoạt động sản xuất ở xưởng thải ra.

Các chi tiết cần có của một nhà xưởng tiêu chuẩn
Ứng dụng của khẩu độ nhà xưởng
Khái niệm khẩu độ nhà xưởng được ứng dụng rộng rãi trong các công trình bên dưới:
- Khu công nghiệp, xí nghiệp.
- Nhà máy.
- Nhà ga.
- Cầu.
- Đường.
- Sân bay.
Lưu ý khi lựa chọn khẩu độ nhà xưởng
Để xác định khẩu độ nhà xưởng chính xác, chủ đầu tư cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Chiều rộng của nhà xưởng: Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến khẩu độ của kiến trúc và khoảng cách giữa các cột đỡ.
- Yêu cầu về tải trọng: Có hai loại tải trọng cơ bản là tải trọng động (đến từ các thiết bị, máy móc, hàng hóa, nhân công,…) và tải trọng tĩnh (từ cột, mái, khung mái,…). Dựa vào đó, đơn vị thi công tính toán số lượng cột, chiều cao mỗi cột và khoảng cách giữa chúng sao cho hợp lý.

Khẩu độ nhà xưởng nhỏ hay lớn tùy thuộc vào yêu cầu về tải trọng
- Loại vật liệu: Hiện tại, có rất nhiều loại vật liệu xây dựng khác nhau như bê-tông, thép,… Theo đó, khẩu độ càng lớn thì vật liệu chế tạo cột càng phải cứng cáp, bền bỉ. Thông thường, thép được sử dụng rộng rãi khi đơn vị xây dựng thiết kế khẩu độ nhà xưởng có tính linh hoạt, độ bền cao.
- Chiều sâu của xưởng: Tỷ lệ giữa khẩu độ và chiều sâu của kiến trúc thường có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cụ thể, khi chiều sâu của nhà xưởng tăng lên, khẩu độ cũng cần được mở rộng tương ứng để đảm bảo tính ổn định và khả năng tối ưu hóa không gian.
- Quy chuẩn ở khu vực xây dựng: Ở mỗi địa điểm xây dựng nhà xưởng có một bộ danh sách tiêu chuẩn khác nhau về độ cao, chiều dài, chiều rộng,… của kiến trúc. Đơn vị thi công phải tìm hiểu kỹ quy định đó để xác định khẩu độ nhà xưởng thích hợp.
- Các yếu tố tự nhiên: Việc tính toán khẩu độ nhà xưởng còn phụ thuộc vào những yếu tố như điều kiện thời tiết, tính chất đất,… Vì chúng quyết định đến độ bền của xưởng.
Kết luận
Qua những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đọc đã nắm rõ kiến thức cơ bản về khẩu độ nhà xưởng. Đây là một chỉ số rất quan trọng trong xây dựng xưởng, kho công nghiệp nói riêng, cũng như bất kỳ kiến trúc nào khác.